Dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ.

 Dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào để giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện trong 9 tháng thai kỳ. Và đặc biệt cần chú ý những chất dinh dưỡng không tốt cho bà bầu và thai nhi có trong những thực phẩm nào? Cụ thể các mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

  1.    Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm hết sức nhạy cảm với thai nhi, mọi cơ quan mới bắt đầu được hình thành và phát triển như hệ thần kinh, não và tủy sống, tim, hệ tuần hoàn, chân, tay, mắt, mũi…Đặc biệt đây cũng là thời điểm bà bầu ốm nghén, khó ăn, khó ở nhất trong cả quá trình mang thai 9 tháng. Chi tiết các mẹ có thể xem trong bài viết Mang thai là gì ? 10 dấu hiệu mang thai sớm bạn cần biết. Nên mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ cả con nhưng cũng phải phù hợp với khẩu vị của bà bầu nhé.

                                           Nguồn internet
  • Acid folic:

  Những thực phẩm tốt cho bà bầu chứa nhiều Acid folic: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ,…Cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ngay từ những ngày đầu tiên mang thai. Đây là một trong những vitamin nhóm B góp phần tạo ra hồng cầu. Có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển thần kinh cho bé.

Nếu thiếu acid folic dễ gây ra thiếu máu,loãng xương cho mẹ bầu và thai nhi rất dễ bị dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống. Nên cần cung cấp cho cơ thể đủ 400g acid folic vào trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày. Ngoài ra người mẹ có thể sử dụng viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Protein (chất đạm): 

 Những thực phẩm tốt cho bà bầu giàu protein: các loại cá, thịt gà, thịt bò nạc và heo, đậu, trứng,…Ngoài ra các mẹ cần bổ sung thêm sữa vào chế độ dinh dưỡng của mình để bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé. 

Đây là chất cần thiết trong quá trình hình thành cơ, xương, hệ miễn dịch, nội tiết tố, mô liên kết…của thai nhi. Nên bà bầu cần bổ sung khoảng 85-90g protein mỗi ngày.

  • Canxi: 

Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: tôm, cua cá,sữa, rau xanh, trứng, đậu đỗ,…Trong 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể mẹ bầu chỉ cần một lượng canxi vừa phải khoảng 800mg mỗi ngày. 

Nhưng nếu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì thai nhi dễ bị còi xương bẩm sinh, chậm phát triển, dị dạng xương. Còn đối với cơ thể người mẹ nếu thiếu canxi sẽ gây ra mệt mỏi, tê chân, mất ngủ,đau lưng.

  • Sắt:

Các thực phẩm chứa nhiều sắt không thể thiếu cho bà bầu: thịt đỏ, trứng, rau, củ dền,…Có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, để hạn chế tình trạng thiếu máu. Nên các mẹ bầu cần được cung cấp 36 – 40 mg trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Ngoài ra các mẹ  cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

  • Vitamin A, C, D,E,…

Các thực phẩm tốt cho bà bầu chứa nhiều vitamin như: các loại rau, củ quả, thịt, sữa, trứng, cá hồi,…và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.

Mẹ bầu cần được bổ sung một lượng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như sau: Vitamin A: 800g/ngày, vitamin D: 800 IU/ ngày, vitamin E:từ 5 – 10 mg/ngày, vitamin C từ 70 – 90 mg/ngày.

Nếu thiếu vitamin D sẽ gây ra dị dạng xương cho thai nhi, và tiền sản giật sau sinh ở người mẹ.Vitamin A thì không những góp phần quan trọng trong quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận,mắt, xương, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Mà còn giúp hạn chế nguy cơ bị hen suyễn của bé sau sinh.

2. Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ: 

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh và dần hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách tốt nhất. Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong 3 tháng giữa của thai kỳ.

Trong giai đoạn này khung xương và chiều cao của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ. Nên người mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt cho bà bầu giàu chất dinh dưỡng chứa canxi, khoáng chất  để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật gù bẩm sinh. 

Và những thực phẩm tốt cho bà bầu chứa kẽm như: sò,hàu, thịt bò, cừu, tôm, cua…,liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến em bé sau sinh nhẹ cân, chiều cao thấp. 

Ở tháng thứ 5 em bé phát triển mạnh và hoàn thiện hệ thần kinh não bộ, vậy nên chế độ dinh dưỡng của mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá, các loại đậu.

3.Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ:

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Cụ thể quá trình phát triển của thai nhi trong giai đoạn này như thế nào các mẹ có thể tham khảo ở Từng tuần phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý đến tăng khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 400 calo tương đương 2 lưng bát cơm kèm theo thức ăn từ thịt,cá,trứng, sữa.Tuy nhiên cũng không nên quá bồi bổ cơ thể dẫn tới tăng cân quá mức.

Trong 3 tháng cuối thai nhi phát triển nhanh chóng gây áp lực lên vùng xương chậu khiến người mẹ hay bị táo bón, đầy bụng, nên những loại thực phẩm nhiều chất xơ và tránh các loại thức ăn khó tiêu hóa được các mẹ ưu tiên hàng đầu.

Như vậy,  có thể thấy chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ là không hoàn toàn giống nhau. Nên cần tìm hiểu kỹ những thực phẩm tốt cho bà bầu chứa các chất dinh dưỡng sao cho phù hợp ở từng giai đoạn mang thai. Mục đích cuối cùng là để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Liệu có phải chất dinh dưỡng nào cũng tốt cho bà bầu và thai nhi hay không? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số những loại thực phẩm chứa các chất không tốt cho sức khỏe của mẹ và con.

4. Những thực phẩm không tốt cho bà bầu từ động vật:

  • Thực phẩm còn sống, tái, chưa chín:

Những thực phẩm sống, tái như: hàu, ngao, sò điệp, cá xông khói, sushi, sashimi, thịt bò tái,…

Gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng gây bệnh, ngộ độc đe dọa đến sức khỏe cho cả mẹ và con. Nên trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nên tránh những món ăn này trong thời kỳ mang thai.

  • Thực phẩm từ cá có hàm lượng thủy ngân cao:

            Các loại cá chứa thủy ngân cao. Nguồn: internet
  • Bà bầu nên tránh xa các loại cá chứa nhiều thủy ngân.

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá kình, cá mập, cá kiếm,… 

Với những loại cá này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của thai nhi, chậm khả năng phát triển tư duy của trẻ. Nên đây thuộc vào nhóm thực phẩm bà bầu không nên ăn.

5. Những thực phẩm không tốt cho bà bầu từ thực vật:

  • Đu đủ xanh:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ bầu ăn đu đủ xanh có thể làm mềm tử cung và gây ra những cơn co thắt tử cung,sảy thai, sinh non,..

Người mẹ còn có thể bị dị ứng bởi nhựa của đu đủ xanh các triệu chứng bao gồm: chảy nước mũi, sưng miệng và ngứa ngáy. Nặng hơn có thể còn gây ra khó thở và sốc phản vệ cho mẹ bầu.Vậy nên trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nên tránh xa đu đủ xanh.

  •  Quả dứa: 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bà bầu không được ăn nhưng khi sắp sinh thì đây là thực phẩm giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh. Tại sao lại vây?

Phải nói đến hàm lượng bromelain có trong quả dứa có khả năng làm loãng máu và tiêu hóa protein gây ra những cơn co thắt khi mang thai làm chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. Nên trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu của bà bầu không nên ăn nhưng khi sắp chuyển dạ thì mẹ bầu có thể ăn được giúp cho quá trình sinh em bé được nhanh chóng.

Chú ý là khi nào mẹ bầu ăn một lúc khoảng 7 quả dứa thì chất bromelain mới đủ nhiều để gây ra tác hại đó.

  • Rau ngót:

Đây là một loại rau chứa nhiều vitamin, sắt và chất xơ. Nhưng trong rau ngót có chứa papaverin là một chất kích thích có tác dụng giảm đau , hạ huyết áp, giãn cơ trơn.

Nếu phụ nữ mang thai dùng nhiều rau ngót có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai.

6. Những đồ uống cần tránh khi mang thai:

              Đồ uống không tốt cho bà bầu. Nguồn: internet
  • Rượu, bia:

là loại nước uống có hại cho mẹ bầu và thai nhi mà ai cũng biết, nó gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai.

Hội chứng này gây hệ lụy suốt đời như ảnh hưởng sự phát triển của não, kích thước đầu nhỏ, suy giảm chiều cao, cân nặng, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nên rượu bia là những đồ uống bà bầu tuyệt đối không nên uống.

  • Nước ngọt: 

Có chứa một lượng lớn các chất có hại cho sức khỏe như chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu và có một lượng đường lớn. Vậy nên mẹ bầu không nên uống nước ngọt trong khi mang thai.

  • Đồ uống chứa cafein:

 Nếu khi mang thai người mẹ lạm dụng quá mức loại đồ uống này sẽ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi, cafein còn khiến nhịp tim của thai nhi đập nhanh hơn và rối loạn giấc ngủ.

        Thông qua bài viết này các mẹ đã nắm được những thực phẩm tốt cho bà bầu và những thực phẩm bà bầu không nên ăn để giúp mẹ khỏe con khỏe trong quá trình mang thai. Các mẹ hãy cố gắng thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt nhất trong suốt 9 tháng thai kỳ để giúp cho thai nhi phát triển đầy đủ, thông minh và khỏe mạnh nhất nha.