Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ (hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3) được tính từ tuần thứ 28 đến tuần 41, 42. Đây là chạng đường cuối cùng của thai nhi trong bụng mẹ bầu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi để nhanh chóng tới đích lúc này mẹ bầu ngày càng thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nhưng mọi sự vất vả của mẹ bầu đều được đền đáp bằng sự phát triển khỏe mạnh đều đặn của thai nhi trong giai đoạn này.

Dưới đây là quá trình phát triển bình thường trong từng tuần của thai nhi trong 3 tháng cuối các mẹ cần biết để theo dõi nhé:

  1. Quá trình phát triển của thai nhi trong từng tuần ở 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Tuần thứ 28:

                                            

Thai nhi ở tuần thứ 28 trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguồn: internet

Mí mắt của thai nhi có thể mở 1 phần, lông mi bắt đầu xuất hiện. Tầm nhìn của bé được cải thiện hơn. 

Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển được cử động thở, có thể điều hòa được nhiệt độ cơ thể.

Ở tuần thứ 28 thai nhi có cân nặng khoảng 1.000g, chiều dài khoảng 255 mm

 

  • Tuần thứ 29: 

Thai nhi có những cử động như đá chân, duỗi người hay các động tác cựa mình rõ hơn. Cơ bắp, phổi của thai nhi tiếp tục được hoàn thiện. Đây cũng là thời điểm bộ não của bé phát triển mạnh mẽ. Nên mẹ bầu cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, axit folic,  sắt, để giúp trẻ phát triển được khỏe mạnh. Các mẹ có thể tham khảo bài viết Dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ.

Tuần thứ 29 của thai kỳ này xương của bé có sự phát triển vượt trội và trung bình cần khoảng 250 mg canxi/ ngày.

 

  • Tuần thứ 30:

Có mẹ bầu ở tuần thứ 30 mà thấy hiện tượng họ như mắc gì trong họng thì theo dân gian truyền lại thì đây là dấu hiệu mọc tóc ở thai nhi. Nên nếu thấy cơ thể mình ho nhiều không sốt hay có hiện tượng gì khác các mẹ cũng yên tâm nha

Mắt của bé có thể mở to.

Lúc này tủy xương của thai nhi đã bắt đầu sản sinh ra hồng cầu.

Ở tuần thứ 30 thai nhi có cân nặng khoảng 1.300 g, chiều dài 270 mm.

 

  •  Tuần thứ 31: 

Thai nhi đã hoàn thiện cả 5 giác quan của mình, thân hình của bé đã cân đối và đầy đặn hơn rất nhiều nên đây là giai đoạn tăng cân rất nhanh.

Lúc này bà bầu có thể cảm nhận được rõ ràng hơn, mạnh hơn, nhiều hơn các cử động không yên của thai nhi, bé có thể quay đầu sang trái, sang phải. Nên 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu có cảm nhận rõ nhất về em bé đang dần lớn lên trong bụng mình. 

  • Tuần thứ 32:

Những bộ phận cuối cùng của bé cũng sẽ được hoàn thiện nốt ở thời điểm này: móng chân của thai nhi có thể nhìn thấy được, lớp lông tơ trên người thai nhi bắt đầu rụng.

Ở tuần thứ 32 thai nhi có cân nặng khoảng 1.700 g, chiều dài khoảng 280 mm

  •  Tuần thứ 33:

Phổi của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, đồng tử của thai nhi có thể cảm nhận được ánh sáng mà co lại hoặc giãn ra. 

Các bộ phận xương của thai nhi đã chắc khỏe hơn, nhưng phần xương sọ của bé vẫn mềm và không cố định để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ bằng sinh thường. Đặc biệt điều này còn phục vụ cho sự phát triển của não bộ sau khi bé được ra đời.

 

  • Tuần thứ 34: 

Các tuyến thượng thận dần hoàn thiện và sản xuất ra các hormon  để kích cơ thể bà bầu tiết ra sữa non. Lúc này móng tay và móng chân của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay, ngón chân.

Ở tuần 34 thai nhi có cân nặng khoảng 2.100g, chiều dài khoảng 300 mm

 

  • Tuần thứ 35:

Trong 3 tháng cuối thai kỳ đây là lúc da của em bé trong bụng trở nên mịn, có màu hồng, tay chân trông mũm mĩm hơn. Đây là những hình ảnh sau khi siêu âm thai nhi đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ bầu nhé.

Bé trong bụng đang có mức tăng cân khá nhanh khoảng 0.5kg/ 1 tuần.

 

  •  Tuần thứ 36:

Chỗ ở của thai nhi (chính là túi ối) đã dần trở lên chật chội do thai nhi giờ đã lớn.Và các cử động của bé mẹ bầu vẫn cảm nhận thấy được rõ hơn, mạnh hơn từ những cái đạp, ưỡn người của thai nhi.

Gương mặt của bé trở nên rõ ràng hơn từ các nết trên khuôn mặt, lớp mỡ hai bên gò má và các lớp cơ.

 

  •  Tuần thứ 37:

Lúc này các chức năng trên cơ thể thai nhi phát triển toàn diện nhất là phổi, bộ não của bé.

Tay của thai nhi đã có khả năng nắm chắc và bắt đầu xoay chuyển đầu xuống tiểu khung. Để em bé chuẩn bị sẵn sàng quá trình chuyển dạ sắp tới.

 

  •  Tuần thứ 38:

Lúc này chu vi vòng đầu đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng

Hầu hết chất gây và lông măng trên cơ thể thai nhi dần biến mất

Ở tuần thứ 38 cân nặng của thai nhi khoảng 2.900g

 

  • Tuần thứ 39:

Lúc này lồng ngực của thai nhi tiếp tục phát triển. Với bé trai thì tinh hoàn di chuyển dần xuống dưới vào trong bìu. 

Mỡ phân bổ khắp cơ thể để giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi sinh.

 

  • Tuần thứ 40:

   Sau 3 tháng cuối mẹ bầu sắp chuyển dạ. Nguồn: internet

Đây là lúc mẹ bầu đã hoàn thành giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã sẵn sàng chào đời. Khi vừa mới sinh bé xong mẹ bầu có thấy da của con nhăn nheo, bạc phếch, vẫn còn gây trên da, đặc biệt đầu của bé không được tròn trịa vì khi trào đời con phải chui qua âm đạo rất hẹp của mẹ. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh hay gặp. Nên các mẹ không phải lo lắng nhé.

Ở tuần thứ 40 thai nhi có cân nặng trung bình khoảng 3.5kg, dài khoảng 50cm.

 

  • Tuần thứ 41 và 42:

Thông thường các bà bầu sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sau tuần 40. Nhưng nếu sau tuần thứ 42 của thai nhi mà chưa có dấu hiệu sắp sinh thì là điều bất thường.

Lúc này các mẹ bầu hãy yên tâm để nghe theo sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa sản nhé để đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con sau sinh.

 

Quá trình mang thai 3 tháng cuối thai kỳ là một chặng đường đầy khó khăn, lo lắng của bà bầu. Nhưng cũng tràn đầy tình yêu và hạnh phúc khi mẹ bầu nhìn thấy một sinh linh nhỏ bé vừa trào đời được khỏe mạnh. Trên đây là những thông tin về một hành trình phát triển cuối cùng của thai nhi trong bụng mẹ – 3 tháng cuối thai kỳ. Chúc các mẹ bầu sẽ vượt cạn thành công ạ!