Các vấn đề của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý.

3 tháng cuối thai kỳ, đây là chặng đường cuối cùng mệt mỏi nhất, nặng nề nhất vì bụng bầu ngày một lớn và vô vàn những nỗi lo lắng lúc chuyển dạ. Cùng với nó là một niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ, sắp được ôm một sinh linh nhỏ bé mình sắp sinh ra. Đây là cảm giác chỉ có những người làm mẹ mới có thể hiểu được. Ở tam cá nguyệt thứ 3 này thì cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi lớn đây cũng là dấu hiệu một thiên thần nhỏ sắp được chào đời.

1. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 3 tháng cuối:

                     Thay đổi cơ thể mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguồn: internet
  • Thay đổi về cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối như thế nào?

+ Thay đổi về cân nặng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối:

3 tháng cuối thai kỳ bà bầu tăng khoảng 5 – 6 kg. Ở tháng thứ 9 khi đến cận ngày sinh thì cân nặng của mẹ bầu có thể giảm nhẹ.

Trong trường hợp cân nặng mẹ bầu giảm nhiều hoặc tăng nhanh vượt mức trên các mẹ hay đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu có những vấn đề sức khỏe không tốt xảy ra.

+ Bụng bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ như thế nào?

Vì thai nhi ngày một lớn nên phần bụng của bà bầu lúc này căng ra, xuất hiện nhiều vết rạn nứt, rốn lồi ra.

Nhiều mẹ bầu đã bôi kem chống rạn da ngay từ tháng thứ 5 để phòng bị cho 3 tháng cuối thai nhi phát triển mạnh khiến bụng bầu to nhanh sẽ gây ra rạn da. Lúc đấy mới sử dụng kem thì sẽ ít hiệu quả hơn.

+ Ngực của bà bầu ở 3 tháng cuối:

Bắt đầu từ tuần 31 tuyến sữa của mẹ bầu đã bắt đầu hoạt động. Nên ngực mẹ bầu sẽ phát triển to hơn bình thường. Đó là do sự kích thích của tuyến yên, nhau thai để sinh ra sữa, estrogen, progesterone để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ của bà bầu.

Nhũ hoa của bà bầu ở 3 tháng cuối cũng có nhiều thay đổi: núm vú to ra, thâm đen hơn, quầng vú đậm màu, đặc biệt đầu ngực còn tiết ra những giọt sữa non. Sữa non được được coi là thức uống vàng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Giúp cho trẻ sơ sinh tăng sức đề kháng.

Vậy để đảm bảo nguồn dinh dưỡng vàng cho con các mẹ bầu cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho nhũ hoa của mình nhé.

  • Thay đổi về tâm lý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ:

+ Khó thở: Vì trong giai đoạn này thai nhi phát triển ngày một lớn hơn nên cơ hoành bị ức chế nên hạn chế đưa không khí lên phổi khiến bà bầu bị khó thở.

+ Đi tiểu thường xuyên: Vấn đề này mẹ bầu nào cũng mắc phải đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thai nhi phát triển mạnh trong giai đoạn này khiến tử cung to nhanh chèn ép và bàng quang, nên mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

+ Chuột rút: Khi tử cung phát triển hơn, giãn rộng ra hơn để tạo chỗ cho thai nhi phát triển. Lúc này các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. 

Có những trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Nên khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến chuột rút. 

Trường hợp trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu thiếu dưỡng chất và vitamin có thể dẫn đến rối loạn điện giải và căng cơ gây ra vấn đề chuột rút ở mẹ bầu

+ Hiện tượng phù ở chân: Do thai nhi giai đoạn này phát triển mạnh nên chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông gây phù nề ở chân.Biểu hiện rõ nhất từ phần cổ chân xuống, ở bàn chân bị sưng lên. Vấn đề này không gây đau đớn nhưng bất tiện, không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

+ Tình trạng khó tiêu, ợ nóng, táo bón: 3 tháng cuối là lúc thai to rồi khiến cho dạ dày, đại tràng bị chèn ép dẫn tới sự co bóp và hấp thu của dạ dày và ruột bị chậm lại. Khiến cho thời gian tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị cản trở nên mới xuất hiện các tình trạng đó.

+ Đau lưng: Trọng lượng, kích thước thai nhi tăng nhanh và thai nhi đang dần di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ. Tạo sức ép lên dây chằng khiến các cơ khớp ở xương chậu bị kéo căng. Khiến mẹ bầu thấy đau lưng càng đến ngày chuyển dạ thì mẹ bầu càng thấy đau nhiều hơn ở vùng lưng và xương chậu.

Để mẹ bầu có thể nắm rõ tình hình sức khỏe của mình cũng như của thai nhi trong bụng thì các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Lịch khám thai định kỳ trong 3 tháng cuối:

                   Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ. Nguồn: internet
  • Khám thai từ tuần thứ 28 – 32: khám 1 lần

Kiểm tra:  đo chiều cao của tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai, xét nghiệm nước tiểu. Siêu âm thai giúp xác định ngôi thai, đo độ dài tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Đo chiều dài và cân nặng của thai nhi.

Tiêm vắc-xin ngừa uốn ván: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 2 cách ngày sinh ít nhất là 1 tháng.

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm một số bệnh nếu có ở mẹ bầu: đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu để có biện pháp điều trị sớm nhất tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi:

  • Khám thai từ tuần thứ 32 – 36: Mỗi tuần mẹ bầu đi khám 2 lần

Kiểm tra: chiều cao cân nặng của thai nhi, đo vòng bụng, nghe tim thai, cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sớm ở mẹ bầu.

Bác sĩ tiến hành xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai và xét nghiệm Non-stress-test (NST) nếu được chỉ định để kiểm tra sức khỏe của thai nhi xem có nhận đủ oxy hay không

  • Khám thai từ tuần thứ 36 – 39: Mỗi tuần khám 1 lần

Kiểm tra: chiều cao tử cung, đo vòng bụng, tim thai, cổ tử cung để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể gây ra chuyển dạ sớm ở bà bầu.

Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai, xét nghiệm Non-stress-test (NST) nếu được chỉ định.

  • Khám thai từ tuần thứ 39 trở đi: Khám mỗi tuần 1 lần

Kiểm tra những dấu hiệu sắp chuyển dạ của mẹ bầu

Kiểm tra các điều kiện của thai nhi và mẹ bầu xem nên sinh thường hay sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi được tốt nhất

Với các trường hợp đã quá ngày sinh, thì tùy vào tình trạng của bà bầu và thai nhi trong bụng bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp tốt nhất cho 2 mẹ con.

Bên cạnh mẹ bầu đi khám thai định kỳ trong 3 tháng cuối thì các mẹ có thể tham khảo bài viết về quá trình phát triển cụ thể của thai nhi trong từng tuần ở Từng tuần phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ:

3 tháng cuối là thời điểm mong mỏi của các mẹ bầu khi em bé sắp chào đời và kèm theo là những nỗi lo lắng không biết thai nhi trong bụng đang phát triển như thế nào? Có khỏe mạnh không? Lúc này bụng bầu ngày một lớn hơn, nặng nề hơn kèm theo các dấu hiệu bất thường sau thì các mẹ bầu phải chú ý để đi khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ nhé:

                 Những dấu hiệu bất thường của mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguồn: internet
  • Xuất huyết âm đạo:

Nếu mẹ bầu thấy chảy máu ít thì đừng quá lo. Còn nếu thấy máu ra nhiều bất thường và đau bụng thì phải đi kiểm tra ngay.

Đây có thể là tình trạng nhau bong non, nhau tiền đạo hay là chuyển dạ sau sinh. Nếu mẹ bầu chưa đến tuần 37 thì có thể là dấu hiệu sinh non.

Ở những tháng cuối thai kỳ bà bầu thấy mình ra ít sữa màu, đặc gọi là sữa non điều này thì hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mẹ bầu bị chảy sữa kèm theo chảy máu ở âm đạo và đau bụng: đây có thể là dấu hiệu rối loạn nồng độ prolactin trong máu, gây ảnh hưởng tới chức năng nhau thai. Nên mẹ bầu cần phải chú ý để đi khám ngay bác sĩ.

  • Thai nhi cử động bất thường ở 3 tháng cuối thai kỳ:

Ở 3 tháng cuối thai nhi trong bụng mẹ đã lớn lên nhiều nên những cái đạp, cựa mình cũng dần trở nên rõ ràng hơn. Điều này chứng tỏ thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Khi nào mẹ bầu thấy thai nhi cử động ít hơn, nhiều hơn bình thường hoặc không cử động thì không ổn chút nào. 

 Khi thai nhi cử động nhiều gấp đôi hay giảm trong 1 ngày có thể con đang thiếu oxy. Còn nếu không thấy con đạp thì ngay lập tức đi khám bác sĩ vì thai nhi có thể đang nguy kịch hay chết lưu.

  • Nôn ói nhiều:

Đây có lẽ là dấu hiệu các mẹ bầu hay bỏ qua nhất. Vì thường bà bầu do ốm nghén mệt mỏi cũng hay buồn nôn. Nhưng nếu mẹ bầu nôn quá nhiều kèm theo chóng mặt, toát mồ hôi, sụt cân nhanh, sốt,…thì đây là những dấu hiệu bất thường nó sẽ khiến các mẹ thấy kiệt sức, mất nước, mất cân bằng điện giải ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.

Các mẹ bầu không nên chủ quan mà đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám và nghe lời khuyên nhé.

  • Cơn gò đến sớm:

Thông thường những cơn gò sẽ xuất hiện khi mẹ bầu sắp sinh. Các cơn gò có đặc điểm  thường được lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn, cường độ tăng dần, các cơn đau dồn đến, dụng co cứng lại. Nhưng ở một vài trường hợp hiện tượng này đến sớm hơn vào 3 tháng giữa thai kỳ hoặc đầu 3 tháng cuối. Đây là một trong những dấu hiệu sinh non.

Cơn gò giả thường gọi là cơn gò Braxton – Hicks: rất dễ gây nhầm lẫn với cơn gò thật báo hiệu sinh non ở trên. Cơn gò giả diễn ra bất ngờ, không đều đặn, không gia tăng cường độ thường không đau mấy.

Nhưng các bà bầu không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các cơn gò trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thay vào đó hãy theo dõi tần suất của các cơn gò trong 10p để phân biệt nếu thấy nghi ngờ đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm hãy tới ngay  bác sĩ để kiểm tra.

  • Tăng cân quá nhanh:

Bà bầu tăng cân là hết sức bình thường trong quá trình mang thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 2kg/ tháng. 

Nếu cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh kèm theo các dấu hiệu: phù chân tay, rối loạn thị giác, hoa mắt chóng mặt, đau đầu dai dẳng, đau bụng…có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Hiện tượng này thường xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ. Do bà bầu bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung.

Mẹ bầu hãy đi khám ngay bác sĩ để có những biện pháp an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.

  • Mẹ bầu thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, cơ thể xanh xao:

Đây là tình trạng thiếu máu của các bà bầu. Ngoài những thực phẩm chứa nhiều sắt được bà bầu ăn hàng ngày thì những thuốc uống bổ sung sắt cũng rất cần thiết lúc này. Nếu thiếu máu nghiêm trọng bạn có thể phải truyền máu khi sinh.

Nên nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên các mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ để được nghe tư vấn chăm sóc sức khỏe bà bầu một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các vấn đề mẹ bầu hay gặp phải trong 3 tháng cuối thai kỳ. Để giúp cho mẹ bầu và thai nhi sẽ có một sức khỏe tốt nhất để vượt cạn thành công. Chúc các mẹ được mẹ tròn con vuông nhé.