Các vấn đề của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ cần chú ý.

Ngoài niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ ra thì các vấn đề lo lắng của các bà bầu cũng rất là nhiều. Tất tần tật các vấn đề bà bầu quan tâm trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ quan tâm sẽ có trong bài viết dưới đây:

 

1. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 3 tháng đầu:

  Trong thời điểm đầu tiên của thai nhi ở trong bụng mẹ thì cơ thể người mẹ đang dần thay đổi để tạo điều kiện cho e bé phát triển một cách tốt nhất. Sau đây là những đặc điểm điển hình của mẹ bầu khi mới mang thai. Hay đây cũng chính là những dấu hiệu mang thai đầu tiên của bà bầu:

  • Sự thay đổi về cơ thể của mẹ bầu:

Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ những thay đổi về cơ thể của mẹ bầu thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, buồn ngủ, hay đói…..Hiện tượng ốm nghén của bà bầu diễn ra ở trong giai đoạn này: ăn nhiều đồ chua, hay những đồ ăn trước giờ không thích ăn thì giờ cũng là đặc sản của mẹ bầu. Còn có các mẹ lại hay buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…

Những thay đổi cơ thể của mẹ bầu trong 3 tháng đầu cũng chính là những dấu hiệu mang thai đầu tiên mà mẹ bầu cảm nhận thấy.  Các mẹ muốn biết chi tiết hãy tham khảo bài viết: 10 dấu hiệu mang thai chuẩn xác bạn cần tham khảo

  • Sự thay đổi về tâm lý khi mang thai của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Nhiều chị em trải qua 3 tháng đầu thai kỳ rất nhẹ nhàng nhưng với nhiều mẹ bầu đây là thời điểm nhạy cảm, tính tình thay đổi nắng mưa thất thường. Đây cũng là tâm lý khi mang thai của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ dễ thấy với nhiều cảm giác lẫn lộn.

Với tâm lý khi mang thai lạc quan hay cười luôn thấy vui vẻ, hài lòng với những thứ xung quanh. Mẹ bầu luôn duy trì một cuộc sống tích cực tràn đầy tình yêu. Tinh thần của mẹ bầu khi mang thai mà luôn giữ được như vậy sẽ  ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của thai nhi.

 Nhưng bên cạnh đấy nhiều chị em cảm thấy bị stress khi mang thai, nghiêm trọng hơn có thể sẽ dẫn đến trầm cảm:

+ Đầu tiên mẹ bầu thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, không có năng lượng.

+Tâm lý rần trở lên khó chịu mọi thứ, cáu kỉnh, dễ buồn cũng khóc hơn, lúc mưa lúc nắng thất thường,…

+ Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang thai cũng khiến mẹ bầu thấy đầy lo lắng không biết mình làm mẹ có tốt không? Chăm con có được khỏe mạnh không? Chồng mình có chung thủy với mình hay không?….Tâm lý mẹ bầu dần trở nên bất ổn với nhiều điều lo lắng.

Chính vì các mẹ cần để ý tới tâm lý khi mang thai có gì bất ổn các mẹ bầu hãy tìm chuyên gia để tư vấn tâm lý nha. Vì nếu dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng xấu tới người mẹ và còn không tốt với thai nhi đang bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ. 

Vậy làm thế nào chúng ta biết được thai nhi đang phát triển bình thường trong bụng mẹ:

2. Những dấu hiệu của thai nhi phát triển bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ:

                           Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguồn: internet
  • 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi bắt đầu dần được hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Thai nhi có đang khỏe mạnh bình thường hay không? Những dấu hiệu nào cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường?
  • Các mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng từ 8 tuần đến 13 tuần tuổi của thai nhi. Để có thể phát hiện ra sớm nhất những dị tật ở thai nhi một cách chính xác nếu có. Kèm theo các chỉ số về nhịp tim, chiều dài, cân nặng của thai nhi….trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là căn cứ để xác định em bé trong bụng mẹ đang phát triển bình thường.
  • Những biểu hiện bên ngoài của người mẹ cũng chính là những báo hiệu những vấn đề liên quan đến bên trong của thai nhi:
  • Mẹ bầu thấy khó tiêu, ợ nóng: tức là hormone trong thai kỳ vẫn hoạt động bình thường nên đã ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa của người mẹ.
  • Mẹ cảm thấy cơ thể đau nhức vùng lưng, bụng, tay, chân,…: đây là dấu hiệu thai nhi đang dần lớn lên nên mẹ bầu hãy yên tâm nhé.
  • Chỉ số huyết áp và lượng đường của mẹ bầu ổn định: Các vấn đề về tiền sản giật các mẹ sẽ không cần phải lo lắng nữa.
  • Ốm nghén rất hay gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do cơ thể mẹ đang phải thay đổi nhiều để thích ứng cho sự phát triển của thai nhi dần lớn lên trong bụng.

Tăng cân đều khoảng 0.5kg/tuần: lúc này bé đang phát triển đúng chuẩn thai kỳ nhé mẹ.

3. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Đây là thời điểm thai nhi vừa làm tổ trong tử cung của người mẹ và bắt đầu hình thành những bộ phận đầu tiên của cơ thể bé nhỏ. Nên 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm và nguy hiểm với thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý những biểu hiện sau đây là những dấu hiệu bất thường khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ:

                                       Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu. Nguồn: internet

  • Đau bụng, chảy máu âm đạo: 

Hiện tượng ra 1 ít máu báo mang thai là hoàn toàn bình thường. Nhưng khi thấy máu ra nhiều bất thường, bụng dưới đau dữ dội:  đây là dấu hiệu báo động thai, thai yếu có nguy cơ sảy thai cao hay thai ngoài tử cung. 

+ Nếu mang thai ngoài tử cung: mẹ bầu cảm thấy bụng dưới đau quặn, đau như xé.

+ Nếu nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai: Cảm thấy bị hụt ở bụng dưới và lúc này bụng cảm thấy không đau nhiều.

Khi thấy các dấu hiệu bất thường trên mẹ bầu cần tới cơ sở y tế khám xem tình trạng chính xác để can thiệp kịp thời đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

  • Sốt cao: 

Đây là biểu hiện đặc biệt nghiêm trọng khi mang bầu, có thể đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng ở thai nhi.

Sốt cao khi mang bầu, phát ban, đau khớp,…: nếu thấy các biểu hiện này đi kèm với nhau thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng  toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus. Những virus này có thể gây điếc bẩm sinh ở thai nhi rất nguy hiểm.

  • Đi tiểu thấy đau, buốt:

Khi mẹ bầu đi tiểu thấy đau buốt có thể xuất hiện cả máu: đây là dấu hiệu viêm đường tiết niệu viêm bàng quang. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh trở nên nghiêm trọng hơn có thế gây sinh non.

Mẹ bầu cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhất là bộ phận kín và ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Thăm khám hay bác sĩ để được tư vấn và điều trị tránh để lâu ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

  • Đau đầu dữ dội:

Đau đầu, mệt mỏi là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nhưng khi thấy các cơn đau đến nhiều hơn và dữ dội hơn, bàn tay và mặt bạn sưng húp lên.

 Thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật hiện tượng này xảy ra khi bạn bị huyết áp cao. Lúc này mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu.

Tiền sản giật: đây là 1 bệnh lý thai kỳ rất nguy hiểm, nếu mắc phải mẹ bầu dễ bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp,…Còn với thai nhi có thể dẫn tới suy thai, sinh non nếu người mẹ không chữa trị kịp thời.

  • Ngứa vùng kín, tiết dịch âm đạo nhiều:

Khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và hormone mà mẹ bầu hay bị tiết dịch âm đạo. Dịch này có màu trong suốt hoặc trắng ngà nhưng không bị mùi hôi.

Khi mẹ bầu thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn có màu vàng hoặc hơi ngả xanh, kèm theo mùi hôi khó chịu và ngứa vùng kín: Đây là dấu hiệu bị viêm nhiễm vùng kín cảnh báo bị viêm cổ tử cung. Điều này sẽ gây hại trực tiếp tới sự phát triển còn non nớt của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Ngứa ngáy toàn thân:

Mẹ bầu thấy hiện tượng ngứa ngáy toàn thân nhiều kèm theo vàng da, sốt, nước tiểu nhạt màu,…

Đây là dấu hiệu mang thai nguy hiểm nếu mẹ bầu không để ý. Vì có thể đây là biểu hiện của ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật trong gan. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sinh non hoặc thai lưu.

Vậy là với những biểu hiện bất thường của người mẹ đã ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Như vậy muốn con khỏe mạnh trước hết người mẹ bầu phải khỏe trước đã. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sao cho phù hợp là một điều hết sức quan trọng.

Để theo dõi được một cách chính xác nhất sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu nên nghiêm túc đi khám thai theo định kỳ nhé. 

4. Lịch khám thai 3 tháng đầu:

Khám thai theo định kỳ có nhiều tác dụng nhiều mẹ bầu không biết, thậm chí còn chủ quan không đi khám thai vì nghĩ mình đang khỏe mạnh thì sẽ không có vấn đề gi.

  • Lịch khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu:

Thời gian khám thai

Mục đích khám

Thai nhi từ 5 đến 8 tuần tuổi Xác định bạn có thai hay không?

Vị trí làm tổ của thai nhi.

Thai nhi khoảng 8 tuần tuổi Kiểm tra toàn diện và chính xác hơn: xác định tim thai, các vấn đề về phôi thai.
Thai nhi từ 10 đến 13 tuần tuổi Kiểm tra các dị tật ở thai nhi

 

  • Sau khi khám thai bà bầu sẽ được chuyên gia tư vấn:

Về chế độ dinh dưỡng của từng bà bầu là không giống nhau vì mỗi người có một thể trạng khác nhau

Uống bổ sung Acid folic để ngăn ngừa dị tật ở thai nhi

Tư vấn về sàng lọc trước sinh

Các tiền sử bệnh của người mẹ có làm ảnh hưởng tới mang thai và sinh con hay không?

Muốn con sinh ra được khỏe mạnh mẹ bầu cần từ bỏ những thói quen xấu và tránh xa môi trường độc hại,.. có thể làm ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và thai nhi.

5.Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  Nhiều mẹ bầu vị giác thay đổi, hiện tượng ốm nghén xảy ra nhiều hơn, khó chịu hơn trong thời điểm này. Việc ăn nhiều hay uống nhiều đồ uống tốt cho sức khỏe cũng không dễ dàng gì với các mẹ. Nên chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng đầu được các mẹ bầu tìm hiểu rất kỹ. Bà bầu nên ăn gì? không nên ăn gì? và ăn như thế nào?. Sau đây là một số thông tin các mẹ có thể tham khảo:       

  •  Trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện.

                              Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguồn: internet

Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn này bị ốm nghén kinh khủng, ăn gì cũng nôn hết không giữ được nên vấn đề ăn uống là một điều khó khăn cho các bà bầu.

Vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu nên ăn gì? Ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để thai phát triển toàn diện là điều bà bầu nào cũng quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sức khỏe tốt cho bà bầu và thai nhi. Vậy các bà bầu nên trang bị cho mình những kiến thức về chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ ở bài viết: Dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ. 

 

  •  Trong 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì? hay không nên ăn gì ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé?

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm với thai nhi trong bụng mọi cơ quan bộ phận của thai nhi mới bắt đầu được hình thành và phát triển. Nên ngoài những thực phẩm tốt cho mẹ và bé các mẹ bầu cũng cần chú ý những thực phẩm không tốt cho sức khỏe cả mẹ và con. Có thể còn dẫn tới dị tật thai nhi, dọa sảy, thai chết lưu,… chỉ vì mẹ bầu không chú ý trong vấn đề ăn uống hàng ngày mà gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Sau đây các mẹ có thể tham khảo những thực phẩm không tốt cho thai nhi trong bài viết:Dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ.

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ có nên uống nước dừa không?

Trong nước dừa có chứa nhiều khoáng chất, chất béo rất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể người mẹ do bị ốm nghén nên nước dừa với nhiều dưỡng chất sẽ khiến mẹ bầu càng khó chịu, gây ra táo bón, đầy bụng, khó tiêu.

Trong 3 tháng đầu cơ thể bà bầu việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa lại có tính hàn, giải nhiệt, làm mát khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm giảm hoặc gây rối loạn quá trình chuyển hóa, hay khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp.  Gây ảnh hưởng không tốt cho bà bầu và thai nhi.

Vậy nên trong 3 tháng đầu thai kỳ các bà không nên uống nước dừa nhé.

 

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ có nên uống canxi không?

Thông thường các bà bầu nên uống canxi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ cần được cung cấp lượng canxi khoảng 800mg trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thai nhi dễ mắc những bệnh: bệnh còi xương bẩm sinh, trẻ bị chậm phát triển, dị dạng dị tật ngay từ khi mới sinh ra,…..

Thiếu hụt canxi còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu: tê chân, mệt mỏi, chuột rút, mất ngủ, đau lưng, đau khớp,…Đây là tiền đề gây ra bệnh thoái hóa xương khớp sớm ở những phụ nữ sau khi sinh con, bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Chính vì khi thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả bà bầu lẫn thai nhi như vậy nên việc bổ sung canxi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu là rất cần thiết từ các thực phẩm rau củ quả, sữa, các loại hạt,…. có chứa nhiều canxi.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các mẹ bầu có thể tự tin hơn trong quá trình bắt đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ của mình trong 3 tháng đầu thai kỳ.