BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM: CÁC MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh phổ biến mà trẻ em thường hay mắc phải. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Vì vậy, các bố mẹ cần quan tâm để sớm phát hiện những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ và kịp thời chữa trị.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?

Rối loạn tiêu hóa xảy ra là do quá trình co thắt không bình thường của các cơ vòng tại cơ quan tiêu hóa. Khiến cho người bệnh cảm thấy đau bụng, thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Bị rối loạn tiêu hóa xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không được điều trị mà để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Một số dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: đau bụng âm ỉ, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì sẽ làm cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm tăng cân. Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển khôn lớn của các bé.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp

  • Đối với trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn yếu. Rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi rút, nấm,… Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề về đường tiêu hóa. 
  • Trẻ nhỏ thường hay uống các loại kháng sinh. Điều đó không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn khiến cho các vi khuẩn có lợi mất đi làm mất cân bằng sinh thái đường ruột. 
  • Một trong những nguyên nhân khiến các bé bị rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và các đồ uống có ga, nước ngọt. Đây đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của các bé.
  • Trẻ em cũng có thể bị ngộ độc thức ăn khi sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi,… Cũng khiến cho trẻ làm nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. 
  • Môi trường sống không đảm bảo như không khí, nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em các mẹ cần chú ý

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

Nôn trớ

Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chủ yếu là do hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Đây là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. 

Trẻ sẽ bị táo bón

Khi trẻ ăn các thực phẩm cứng, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm,… sẽ khiến cho trẻ khó đi ngoài gây nên tình trạng táo bón. Trẻ sẽ chán ăn, cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết. 

Tình trạng đi ngoài phân sống

Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết thì sẽ xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống. Lúc này, lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột không được cân bằng làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và bài trừ chất cặn bã sẽ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 

Tình trạng tiêu chảy

Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ kể cả các bé sơ sinh. Vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời, trẻ sẽ bị mất nước, chất điện giải thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Một số dấu hiệu khác 

Trẻ sẽ cảm thấy chán ăn, ăn ít thậm chí là không muốn ăn ngay cả các món bé thích. Bé quấy khóc có thể là do bị đau bụng.

Khi nhận thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như trên. Các mẹ nên cần quan tâm và dẫn bé đến ngay các trung tâm y tế để kịp thời chữa trị. 

Một số dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

Một số cách phòng và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ em 

Chỉ nên cho bú sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh

Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của các bé còn rất yếu. Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian này.

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý 

  • Các mẹ có thể dựa theo tháp dinh dưỡng để đưa ra một chế độ ăn thích hợp cho trẻ. Nên cho các bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, nhiều giàu mỡ.
  • Uống nhiều nước lọc và hạn chế uống các loại nước ngọt nước có ga.
  • Khi ăn uống đúng cách sẽ giúp trẻ giữ và lọc thức ăn trong tiêu hóa để lấy dinh dưỡng và năng lượng. Đồng thời đẩy các chất thải có hại ra ngoài.

Rèn luyện cho các bé thói quen ăn uống khoa học

Phụ huynh nên nhắc trẻ khi ăn phải nhai kỹ thức ăn. Việc nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được nghiền thành những mảnh nhỏ và hòa trộn với enzyme trong nước bọt. Làm cho trẻ ăn ngon và dễ tiêu hóa nhanh hơn.

Rèn luyện thể dục thể thao

  • Đây là một thói quen tốt giúp cho trẻ vận động hàng ngày. Việc này làm cho cơ thể trao đổi chất độc và đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Một lưu ý nhỏ là không nên cho trẻ vận động sau khi ăn no.

Chú ý trong khâu giữ an toàn vệ sinh thực phẩm 

  • Nên sử dụng thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Sử dụng nguồn nước trong lành.
  • Hướng dẫn cho các bé rửa tay sạch sẽ kỹ càng trước khi ăn. Điều đó sẽ làm tránh các vi khuẩn xâm nhập.

Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến sức khỏe của các bạn nhỏ. Khi nhận thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế. Tránh tự ý mua thuốc  và sử dụng các bài thuốc dân gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe.